Di sản thế giới thành phố ngầm thời tiền sử độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chiều 4.3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị lần thứ 3 để hiệp thương cử bổ sung Ủy viên Ủy ban và Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định khóa 12, nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, 100% đại biểu tham dự đã biểu quyết thống nhất cao, hiệp thương cử bổ sung 3 Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định khóa XII, gồm: Bà Lê Bình Thanh, Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy Bình Định; ông Đinh Văn Lung, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh; bà Nguyễn Thị Thúy Hồng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định.Sau đó, bà Lê Bình Thanh được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Đinh Văn Lung giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, khóa 12.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Lê Bình Thanh, tân Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, cảm ơn sự tín nhiệm, tin tưởng giao nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định."Trên cương vị công tác mới, tôi hứa sẽ không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công", bà Thanh nói.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định, chúc mừng các lãnh đạo được hiệp thương cử bổ sung, thay thế Ủy viên Ủy ban, giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, khóa 12.Ông Toàn đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định sớm phân công lại nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Thường trực, đảm bảo công việc thông suốt, đạt hiệu quả cao nhất; nhanh chóng đề xuất các cấp có thẩm quyền kiện toàn lại tổ chức Đảng của MTTQ Việt Nam tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan chuẩn bị các phương án sắp xếp, tinh gọn một lần nữa theo mô hình mới, sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai.U.20 Việt Nam 'lột xác', suýt tạo địa chấn ở giải bóng chuyền quốc tế VTV9-Bình Điền
Tết là dịp sum họp vì vậy việc tham gia các buổi tiệc có nhiều đồ ăn dầu mỡ và uống nước ngọt, rượu bia… là điều không thể tránh khỏi. Một số người cho rằng trong những ngày xuân dù không đói nhưng họ vẫn phải ăn để tiếp khách hay làm cho chủ nhà được vui lòng khi đến chúc tết. Đây là một trong số những nguyên nhân khiến cho người trẻ bị tăng cân.
Game mobile Võ Lâm Nhàn Hiệp mở thử nghiệm trên Android và iOS
Ngày 9.1, Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) cho biết, sau khi nhận được hình ảnh của người dân cung cấp, phản ánh việc 2 thanh thiếu niên điều khiển xe không đảm bảo an toàn giao thông xảy ra vào đêm ngày 5.1, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm đã nhanh chóng xác minh và mời chủ phương tiện, cùng người điều khiển xe gắn máy lên làm việc.Tại cơ quan công an, chủ phương tiện ở P.Kinh Dinh, TP.Phan Rang -Tháp Chàm khai nhận vào đêm 5.1, cháu trai là L.T.L (17 tuổi) mượn xe để chở con trai của chủ xe "đi bão" mừng chiến thắng của Đội tuyển bóng đá Việt Nam nên đồng ý. Bên cạnh đó, L.T.L cũng thừa nhận người điều khiển phương tiện trong hình ảnh là mình, muốn "thể hiện" để gây sự chú ý với những người đi đường.Qua làm việc, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm đã tuyên truyền về Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, đồng thời, ra quyết định tạm giữ phương tiện để xử lý theo quy định.Hiện Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm đang hoàn tất hồ sơ xử lý những người có liên quan theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.
“Giải mã” Võ Trọng Nghĩa- kiến trúc sư lập dị nhất Việt Nam
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.